Bạn đang sử dụng máy in cho công việc và cần những bản in chất lượng ngay. Nhưng khi in ra bạn lại thấy bản in bị đen và không thể sử dụng được. Bạn cảm thấy bực bội và bối rối vì chưa biết cách xử lý như thế nào trong khi công việc lại bị chậm trễ. Hãy bình tĩnh lại vì lỗi máy in bị đen giấy xảy ra khá phổ biến và có nhiều cách giúp bạn khắc phục.
Biểu hiện khi máy in bị đen giấy
Bản in bị đen là tên gọi chung cho trường hợp giấy in bị lem mực, bị đen một phần hoặc toàn phần. Không phải ai cũng gặp tình trạng đen mực giống nhau. Bạn cần nhận diện chính xác tình trạng giấy in và đảm bảo rằng đó là biểu hiện của giấy in bị đen.
Hãy chú ý các mép giấy, nếu xuất hiện vệt đen mờ dần vào trong, khá đều nhau hoặc đen cả mặt giấy thì đó chính là biểu hiện của giấy in bị đen. Còn nếu vệt đen trên giấy loang lổ, không theo quy tắc, có nhiều vệt với nhiều hình dạng thì đó có thể là biểu hiện của máy in bị nhòe mực.
Nguyên nhân khiến bản in bị đen mực
Có một vài nguyên nhân khiến trang giấy của bạn in ra bị đen.
Hộp mực bị tràn
Đổ lượng mực lớn vào hộp mực có thể chưa khiến mực bị tràn ngay. Tuy nhiên trong quá trình in, gạt mực lấy mực ra kết hợp rung lắc trong máy khiến mực rớt ra ngoài, bắn lên bản in. Lý do này khá hiếm gặp tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra để phòng ngừa.
Mực in quá đậm
Mực in chiếm đến 70% chất lượng của bản in. Nhiều người có thói quen sử dụng một loại mực in cho nhiều loại máy in mà không biết rằng mỗi máy in đều quy định loại mực riêng. Mực không đúng tiêu chuẩn, mực quá đậm khi in sẽ bị lem ra giấy, dẫn đến hiện tượng bản in bị đen.
Mòn trục cao su
Trục cao su có chức năng cán mực đều trên trống, liên quan trực tiếp đến độ đậm, nhạt của mực bản in. Trong quá trình sử dụng, trục cao su có thể bị mòn, bị xước hoặc quá cũ dẫn đến hư hỏng. Điều này làm mực in không được cán đúng cách, dẫn đến tình trạng đen bản in.
Hộp mực bẩn
Thói quen đổ thêm mực vào hộp sau khi hết mực được nhiều người chọn lựa để tiết kiệm chi phí. Nhưng khi thay mực mới mà bạn có thể quên mất vệ sinh hộp mực. Về lâu dài xuất hiện cặn mực, mực vón cục bên trong. Nếu lượng mực này được lấy ra ngoài đồng nghĩa máy in đã in nhiều mực hơn thông thường, dẫn đến tình trạng bản in bị đen. Vệt đen có thể không ở các mép mà nằm chính giữa bản in.
Gạt mực bị hỏng
Gạt mực có tác dụng gạt lượng mực thừa ra khỏi trống sau khi in. Nếu gạt mực bị hỏng, bị mòn thì hiệu quả hút mực giảm xuống, đọng mực lại trên trống. Lớp giấy in sau khi đặt lên sẽ thấm lớp mực cũ và bị đen, vệt đen thường gặp ở 2 mép.
Hỏng trống máy in
Trống máy in in trực tiếp mực lên trang giấy, quyết định độ đậm nhạt của mực. Trống in bị trầy xước hoặc hư hỏng theo thời gian có thể khiến việc in ấn bị ảnh hưởng, khiến bản in bị đen thành vệt.
Cách khắc phục lỗi máy in bị đen giấy tại nhà
Như vậy bạn đã tìm hiểu được những nguyên nhân khiến bản in bị đen. Cách khắc phục sẽ dựa trên những nguyên nhân đó.
Vệ sinh hộp mực hoặc thay mới
Trong trường hợp hộp mực bẩn, đọng mực cũ hoặc mực bị tràn ra, bạn có thể chọn vệ sinh hộp mực hoặc thay mới hộp mực khác. Các bước để vệ sinh hộp mực như sau:
- Bước 1: Tắt máy in, để máy nghỉ khoảng 30 phút rồi rút nguồn điện.
- Bước 2: Tháo hộp mực ra khỏi máy.
- Bước 3: Đổ sạch mực cũ, dùng khăn vải lau sạch mực còn bên trong. Lưu ý không rửa hộp mực bằng nước vì sau đó nước đọng lại làm hỏng mực mới.
- Bước 4: Thay lượng mực mới và lắp lại hộp mực mới vào máy.
Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh hộp mực định kỳ theo tháng, tránh trường hợp phát hiện lỗi hộp mực mới bắt đầu vệ sinh.
Nếu bạn cần thay hộp mực mới, hãy liên hệ tới Máy tính Gia Phát qua hotline 0585.864.888 – 0969.883.259. Đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi sẽ có mặt chỉ sau 10 – 15 phút.
=>>> Máy tính Gia Phát cung cấp dịch vụ sửa máy in ở Hà Đông uy tín hàng đầu, có mặt chỉ sau 20 phút gọi
Lau chùi linh kiện trong máy in
Các linh kiện trong máy như trống, gạt mực, trục từ, trục cao su,.. dính bụi bẩn hay bị lem mực cần được vệ sinh để tránh bản in bị đen. Bạn nên sử dụng khăn mềm để lau các linh kiện này tương tự như lau hộp mực.
Lưu ý không nên sử dụng nước hoặc khăn ẩm để vệ sinh linh kiện.
Chọn đúng loại mực in
Mực kém chất lượng, cụ thể là mực quá đậm khiến mực lem ra giấy và làm giấy in bị đen. Gặp tình huống này bạn cần chọn lại loại mực in, bỏ đi lượng mực cũ trong máy in và đổ mực mới hoặc thay hộp mực mới.
Thay thế linh kiện
Trong trường hợp linh kiện bị hao mòn, trầy xước nặng, bạn bắt buộc phải thay bằng linh kiện mới. Các linh kiện này không thể sửa chữa và nếu tiếp tục sử dụng, giấy in của bạn có thể gặp thêm nhiều hiện tượng bất thường khác.
Liên hệ tới dịch vụ sửa chữa máy in tại Hà Nội từ Máy tính Gia Phát, chúng tôi hỗ trợ bạn thay linh kiện 24/7 trên tất cả quận, huyện.
Cách phòng ngừa lỗi bản in bị đen
Tổng kết lại, đa số trường hợp máy in bị đen giấy là do thói quen người dùng, từ việc chọn sai loại mực cho đến việc không vệ sinh linh kiện, không thay mới linh kiện hỏng. Do vậy mà cách tốt nhất để bạn phòng ngừa hiện tượng đen giấy in là biết cách sử dụng máy in sao cho đúng.
Với mực in, mỗi loại máy in đều quy định loại mực phù hợp nhất và bạn nên sử dụng đúng loại mực đó. Nếu không hãy chọn loại mực chính hãng với các đặc tính tương tự. Cùng với đó hãy kiểm tra tổng thể máy in định kỳ hằng tháng để kịp thời phát hiện sai lỗi, vệ sinh những khu vực bụi bẩn trong máy.
Nhìn chung, tình trạng bản in bị đen không phải quá nghiêm trọng, chỉ cần bạn nắm vững nguyên nhân và tìm ra giải pháp thích hợp. Máy tính Gia Phát đã vừa giúp bạn thống kê lại những yếu tố này qua bài viết trên. Hy vọng sau bài viết này, tình trạng đen giấy in của bạn sẽ biến mất hoàn toàn.